Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Châu Âu chạy đua tìm vật tư y tế

Vùng Veneto ở Italy, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog Covid-19 muốn mua 250.000 lít chất khử trùng, 50.000 que lấy mẫu xét nghiệm và nửa triệu khẩu trang.

Lính cứu hỏa và tình nguyện viên biến một hội trường trung tâm hội nghị rộng 1.400 m2 ở Vienna thành bệnh viện dã chiến 880 giường vào cuối tuần. Các binh sĩ ở Đức, Pháp và Tây Ban Nha được triển khai để xây dựng các cơ sở tạm thời tương tự cho hàng nghìn bệnh nhân. Trên khắp châu Âu, hàng chục nghìn sinh viên y khoa được cho tốt nghiệp sớm hoặc các y bác sĩ đã nghỉ hưu trở lại làm việc.

Covid-19 là khủng hoảng bệnh truyền nhiễm lớn nhất tấn công các bệnh viện châu Âu trong một thế kỷ, các quan chức và nhân viên y tế đang cố gắng giữ cho hệ thống y tế quốc gia không sụp đổ.

Châu Âu chạy đua tìm vật tư y tế

Nhân viên hãng nước hoa xa xỉ của Pháp sản xuất nước rửa tay khô hồi tuần trước. Ảnh: AFP .

Italy là vùng dịch lớn thứ hai thế giới nhưng số ca tử vong ở nước này đã vượt xa Trung Quốc đại lục. Các bác sĩ đang chật vật xoay xở để giữ mạng sống của hơn 2.800 người trong khu chăm sóc đặc biệt (ICU) - nỗ lực đòi hỏi nhiều nhân lực, giường bệnh và nguồn cung đồ bảo hộ liên tục.

Nhưng các quốc gia đang cạnh tranh nhau để có được vật tư y tế khi thị trường quốc tế đã bị "hút cạn". Để giải quyết tình trạng thiếu hụt, các hãng quần áo Tây Ban Nha đang chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang y tế và các thương hiệu nước hoa ở Paris đang sản xuất chất khử trùng tay, gây liên tưởng đến những nỗ lực trong thời chiến.

Tuy nhiên, khi số lượng bệnh nhân nguy kịch tăng lên, giới phân tích dự đoán ngay cả các hệ thống y tế được chuẩn bị tốt nhất của lục địa cũng bị đẩy đến giới hạn.

Trong cuộc chiến với Covid-19, các quốc gia châu Âu không có sức mạnh đồng đều. Đức, vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, có 28.0000 giường chăm sóc đặc biệt. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính Đức có 6 giường chăm sóc đặc biệt trên 1.000 người, gần gấp ba lần so với mức 2,1 của Anh. Tỷ lệ này của Pháp là 2,1 còn Tây Ban Nha là 2,4.

Châu Âu chạy đua tìm vật tư y tế - 2

Đức có khoảng 25.000 máy thở và đã đặt hàng thêm 10.000 chiếc từ các nhà sản xuất trong nước. Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) chỉ có 8.000 máy. Chính phủ Anh tuần trước yêu cầu các hãng ôtô như Jaguar tăng tốc sản xuất chúng. NHS muốn có thêm 20.000 - 30.000 chiếc.

Nhưng tình trạng số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân ở nhiều quốc gia khiến ngay cả những nước chuẩn bị tốt nhất cũng lâm vào khó khăn. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn gợi ý hỗ trợ tài chính để các bệnh viện thêm giường chăm sóc đặc biệt. Tháng này ông gửi thư đến các bệnh viện, yêu cầu giải phóng giường chăm sóc đặc biệt bằng cách hoãn phẫu thuật không thiết yếu "ngay lập tức".

Reinhard Busse, trưởng khoa quản lý y tế tại Đại học Công nghệ Berlin, dự đoán áp lực lên hệ thống y tế Đức sẽ tăng. "Rõ ràng khi số lượng bệnh nhân ICU tăng theo cấp số nhân, chắc chắc chúng ta sẽ thiếu hụt mặc dù Đức có nhiều giường bệnh hơn bất cứ nơi nào", ông nói.

Một số nhà phân tích cho rằng lợi thế của châu Âu là hệ thống xã hội hóa tập trung, có thể dễ dàng cải tổ và thích ứng với các nhu cầu thay đổi. Trong khi đó, một số bệnh viện ở Mỹ có thể phải đóng cửa nếu không nhận được hỗ trợ tài chính.

NHS đạt thỏa thuận với các bệnh viên tư để tiếp quản 8.000 giường bệnh, 1.200 máy thở, hơn 250 phòng mổ và giường ICU để chống Covid-19. Thỏa thuận này cũng giúp bổ sung 20.000 nhân viên y tế, bao gồm 10.000 y tá và 700 bác sĩ.

Tây Ban Nha cũng thiết lập thỏa thuận tương tự, bổ sung 1.172 giường chăm sóc đặc biệt. Bệnh viện công tại nước này vốn có 4.627 giường.

Việc bổ sung các vật tư y tế cơ bản như khẩu trang và găng tay cũng là một thách thức. Khoảng 4.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Anh đã gửi thư ngỏ tới Thủ tướng Boris Johnson, phàn nàn về sự thiếu hụt "không thể chấp nhận được". Một bác sĩ người Italy đã chết sau khi nhiễm nCoV từng nói trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng các bác sĩ trong bệnh viện của ông phải làm việc mà không có găng tay.

Những nỗ lực giống như thời chiến để bù đắp sự thiếu hụt đã làm gia tăng tinh thần đoàn kết dân tộc. Nhưng sự hoảng loạn vì Covid-19, ít nhất là trong giai đoạn đầu, đã khiến mối quan hệ giữa các nước trong châu lục thêm lạnh lẽo.

Italy phàn nàn rằng những người anh em châu Âu quá chậm trễ hỗ trợ, buộc họ phải trông cậy vào Trung Quốc. "Italy cần hàng chục triệu khẩu trang", Ngoại trưởng Luigi Di Maio cho biết. "Trung Quốc sẽ cung cấp cho chúng tôi 100 triệu khẩu trang. Chúng tôi hoan nghênh các nước khác giúp đỡ. Đất nước tôi đang ở trên chiến tuyến".

Các quốc gia Trung Âu và vùng Balkan cũng đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Bắc Kinh. Cuối tuần trước, Tổng thống Serbia Alexanderar Vucic viết trên Twitter, gửi lời cảm ơn đến Chủ tịch Tập Cận Bình và nhân dân Trung Quốc.

Elias Mossialos, trưởng khoa chính sách y tế tại Trường Kinh tế London, dự đoán số lượng quốc gia "gõ cửa Trung Quốc" sẽ giúp tăng cường quyền lực mềm của Bắc Kinh. "Châu Âu không có tinh thần đoàn kết", ông nói.

Để khắc phục tình trạng này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuần trước tuyên bố thành lập kho dự trữ y tế chung châu Âu bao gồm máy thở, đồ bảo hộ và các mặt hàng khác. Một số nước trong khối sẽ chịu trách nhiệm mua sắm vật tư trong khi ủy ban trả 90% chi phí và sẽ phân phối thiết bị đến những nơi cần nhất. Leyen chỉ trích các lệnh cấm xuất khẩu vật tư y tế của Pháp và Đức.

Cũng có những điểm sáng về hợp tác trong châu Âu. Các bệnh viện ở khu vực Alsace của Pháp đã chuyển một số bệnh nhân nguy kịch sang Đức, nơi bang Baden-Wurttemberg đề nghị hỗ trợ.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nói rằng dù các bệnh viện có chuẩn bị thế nào thì yếu tố quyết định nằm ở mức độ hiệu quả của các biện pháp "cách biệt cộng đồng" và kiềm chế dịch. Có một số dấu hiệu ban đầu cho thấy số ca cần chăm sóc đặc biệt ở Đức sẽ thấp hơn ở Italy, Busse nói, nhưng dữ liệu không đầy đủ và bị ảnh hưởng bởi quy mô xét nghiệm của từng nước.

Đức, nơi tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể so với các nơi khác, có thể đã thấy được lợi ích từ việc xác định lịch sử tiếp xúc của bệnh nhân và kiềm chế sớm các ổ dịch. Nhưng họ vẫn chậm hơn các quốc gia khác trong việc cấm các sự kiện lớn và không phong tỏa toàn quốc - điều hai vùng dịch lớn hơn là Italy và Tây Ban Nha đã làm. Ngày 22/3, họ ra lệnh cấm tụ tập hai người trở lên.

Giới chức y tế Áo cho biết tốc độ tăng ca nhiễm nCoV mới ở nước này đã chậm đi sau khi ban hành biện pháp khắt khe hơn. Trong khi đó, Anh vẫn không siết chặt hạn chế như các nước khác.

"Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu đã quá muộn cho Anh?", Mossialos nói. "Giờ họ đang rất hoang mang".

Một nhóm nhà khoa học Anh nói rằng chỉ cần 2,5% dân số Anh nhiễm nCoV là có thể gây ra tình trạng thiếu giường bệnh ở hầu hết các quận. Nếu tỷ lệ nhiễm lên đến 10%, bệnh nhân sẽ không còn nơi nào để đi.

Một bác sĩ Tây Ban Nha than thở rằng nước ông đã lãng phí thời gian quý báu. Ông mô tả bệnh viện của mình như "phòng khám thời chiến".

"Có vẻ như chúng tôi không rút kinh nghiệm từ những gì đã xảy ra ở Trung Quốc hay Italy", ông nói.

Phương Vũ (Theo Washington Post )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét