Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Mỹ đổi quyền riêng tư lấy an toàn xã hội trước Covid-19

Những năm gần đây, Trung Quốc thường được truyền thông Mỹ và một số nước phương Tây chê bai về việc quốc gia này xây dựng các hệ thống nhằm theo dõi, kiểm soát hoạt động của người dân. Nhưng chính công nghệ theo dõi này đã giúp Trung Quốc ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của virus Covid-19, khiến các nước từ trước tới nay vẫn buông lời chê bai phải nhìn nhận lại vấn đề.

Mỹ không phải ngoại lệ. Nhà bảo mật kiêm cây bút của tạp chí Forbes Zack Doffman viết: "Hoá ra, chúng ta bấy lâu nay cũng có một cơ sử dữ liệu theo dõi khổng lồ, chỉ chờ chính phủ khai thác".

Kho dữ liệu mà Zack Doffman nhắc đến do các công ty quảng cáo di động cung cấp cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng chính quyền các bang và địa phương đang kiểm soát Covid-19. Mọi thông tin trong dữ liệu đều được ẩn danh.

Các nhà chức trách tại 500 thành phố của Mỹ được quyền truy cập cổng thông tin trực tuyến nhằm đưa ra biện pháp kịp thời ngăn chặn nguy cơ bùng phát của bệnh dịch. Hệ thống mới còn được dùng để cảnh báo về các địa điểm vẫn còn đám đông tụ tập, mức độ tuân thủ lệnh phong toả, tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế thông qua số khách mua sắm tại các cửa Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog hàng cũng như quãng đường di chuyển trên các phương tiện cá nhân.

chính phủ chọn sử dụng thông tin địa điểm thu thập từ các nhà khai thác mạng di động. Ảnh: AP.

Một số chính phủ chọn sử dụng thông tin địa điểm thu thập từ các nhà cung cấp mạng di động. Ảnh: AP .

Sự khác biệt giữa Mỹ và châu Âu

Ở Anh và châu Âu, để theo dõi sự tuân thủ của người dân về việc cách ly xã hội cũng như hạn chế việc đi lại giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, các chính phủ chọn sử dụng thông tin địa điểm thu thập từ các nhà khai thác mạng di động thay vì công ty quảng cáo di động như Mỹ. Tất cả cũng đều được ẩn danh. Thậm chí, GSMA - cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế cho ngành công nghiệp điện thoại di động - đã thực hiện một buổi thảo luận về chương trình phát triển cơ sở dữ liệu tập trung nhằm theo dõi người dùng xuyên biên giới, tham vọng có sự tham gia của 700 nhà mạng.

Các mạng di động nắm giữ những dữ liệu quan trọng của khách hàng, từ thông tin địa điểm, cuộc gọi, tin nhắn đến những thứ liên quan đến nhận dạng, danh tính phía sau mỗi số điện thoại. Tuy vậy, những dữ liệu kiểu này thường được luật pháp kiểm soát chặt chẽ khỏi những sự tò mò không cần thiết, chỉ được dùng trong các trường hợp được đảm bảo về mặt pháp lý.

Nhưng dữ liệu từ công ty quảng cáo trên di động thì lại khác. Chúng không bị luật giới hạn như dữ liệu của các nhà mạng trong khi chứa mọi thông tin quan trọng liên quan đến người dùng. Thông qua ứng dụng trên điện thoại, chính người dùng đã cho phép các hãng quảng cáo được phép thu thập dữ liệu với đầy đủ thông số về thời gian, địa điểm và tần suất để tận dụng kiếm chác, tạo doanh thu.

Năm ngoái, một nhà nghiên cứu về bảo mật đã thực hiện dự án khảo sát trên 937 ứng dụng đèn pin trên điện thoại Android. Đây được coi là ứng dụng gần như vô hại nhất trên điện thoại. Tuy vậy, vẫn có đến 180 ứng dụng yêu cầu được truy cập danh bạ và 131 đòi thu thập thông tin địa điểm của người dùng.

Zack Doffman cho rằng nếu bất kỳ chính phủ phương Tây nào yêu cầu xây dựng hệ thống theo dõi trực tiếp trên nền tảng dữ liệu marketing như vậy, việc bị xã hội phản đối kịch liệt là dễ xảy ra. Tuy vậy, nguồn thông tin dồi dào ấy vẫn có thể được tận dụng theo cách thị trường vẫn làm: bỏ ra một khoản tiền nhỏ để mua quyền truy cập.

Đánh đổi quyền riêng tư để chọn an toàn

Theo nguồn tin, độ chi tiết của cơ sở dữ liệu mới được công bố gây sốc cho nhiều người. Bên cạnh đó, một vấn đề được đặt ra là dù tất cả thông tin đều được lưu dưới dạng ẩn danh nhưng "bức tường số" bảo vệ cho sự riêng tư của mỗi người rất dễ bị phá vỡ. Điều này từng được New York Times nêu ra trong một bài viết năm 2019.

Bài viết của New York Times chỉ ra rằng, chỉ cần thu thập thông tin di chuyển từ điện thoại, việc phát hiện ra tuyến đường quen thuộc mà một người hàng ngày đi là hoàn toàn có thể, từ đó có thể lần ra được đâu là nhà ở, cơ quan và cuối cùng sẽ xác định được chủ nhân của thiết bị là ai. Việc trùng lặp thông tin về nhà ở, cơ quan và đường di chuyển của những người khác nhau rất khó xảy ra. Về cơ bản, rào chắn mang tên "dữ liệu ẩn danh" đã mất đi tác dụng.

Theo Paul Ohm - Giáo sư luật kiêm Nhà nghiên cứu quyền riêng tư tại Trung tâm Luật thuộc Đại học George Town (Mỹ) - việc nói dữ liệu vị trí mang tính "ẩn danh" là một tuyên bố hoàn toàn sai lệch. "Thông tin định vị địa lý chính xác đến từng kinh độ hoàn toàn không thể ẩn danh được. DNA có lẽ là thứ duy nhất khó để ẩn danh hơn thông tin định vị địa lý chính xác".

Mặc dù vậy, Zack Doffman vẫn đánh giá cách làm của Mỹ là "không tệ". Theo ông, mức độ cấp thiết của việc đẩy lùi Covid-19 đã khiến các chính phủ đưa ra những sáng kiến mang tính mới mẻ và đáng ngạc nhiên. Đứng trên lập trường giám sát xã hội, việc sử dụng dữ liệu quảng cáo trên di động là một trong những phương pháp mạnh mẽ nhất và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng để sử dụng.

Trong vài tuần tới, Mỹ sẽ thảo luận về vấn đề buôn bán dữ liệu cá nhân để đảm bảo an toàn xã hội. Doffman cho rằng những dữ liệu đang được sử dụng có thể trở nên hữu hiệu hơn, thậm chí có thể sánh ngang với hệ thống giám sát mà Trung Quốc đang áp dụng.

Theo Wall Street Journal , dữ liệu quảng cáo trên điện thoại di động có thể tiết lộ mức độ tuân thủ chung dựa trên các đơn đặt hàng giao về nhà hoặc nơi trú ẩn, giúp đo lường tác động kinh tế của đại dịch bằng cách mức độ sụt giảm của khách hàng bán lẻ tại các cửa hàng, giảm trong ôtô dặm lái xe và các số liệu kinh tế khác. Tất cả sẽ sớm được hé lộ trong thời ngắn.

Đức Trí

Những tác hại của Covid-19 với ngành ôtô

Tạm dừng sản xuất, đóng cửa nhà máy

Nguy cơ tăng cao từ dịch bệnh cũng như các quy định về cách ly, xung đột về lợi ích kinh tế khiến nhiều hãng xe phải dừng sản xuất. Cổ phiếu của General Motors (GM) đóng cửa hôm 23/2 tại 17 USD, mất 47% thị giá tính từ tháng 7/2019. Những hãng xe lớn khác cũng phải chịu sự sụt giảm tương tự.

Với kết quả xét nghiệm dương tính của một số nhân viên, các hãng như Ford và GM đóng cửa nhà máy tại một số địa phương, và gần đây nhất là tất cả nhà máy ở Bắc Mỹ. Các hãng như Kia, Nissan, Hyundai, Volvo và những thương hiệu khác cũng hành động tương tự, đẩy sự căng thẳng về kinh tế lây sang các hãng khác, đồng thời khiến sản lượng sụt giảm nghiêm trọng.

Chuỗi cung ứng gián đoạn

Tất cả chuỗi cung ứng ngành ôtô bị ảnh hưởng, như thiếu linh kiện nghiêm trọng cho các hãng sản xuất và giảm nhu cầu. Bo mạch, linh kiện điện tử cũng như các bộ phận riêng lẻ khác đều bị chậm trễ hoặc thiếu hụt. Ví dụ, Audi phải dừng sản xuất mẫu SUV chạy điện e-tron do thiếu pin từ nhà cung ứng LG Chem.

Các hãng cung ứng linh phụ kiện ôtô chủ chốt như Marelli, Bosch Continental, Brembo và Schaeffler đều tạm dừng sản xuất hoặc giảm sản lượng linh phụ kiện. Việc sản xuất các loại linh kiện quan trọng ở Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do dịch bệnh và nhu cầu giảm.

Giảm khối lượng xuất khẩu cũng khiến nhiều hãng sản xuất nhôm phải giảm giá thành để cân bằng giữ cung và cầu. Sản xuất chất dẻo - là yếu tố chủ yếu để sản xuất vật tư y tế - cũng phải tạm dừng tại một số nhà máy.

Một công nhân đeo khẩu trang khi đang làm việc tại dây chuyền lắp ráp ghế ôtô tại một nhà máy ở Thương Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Một công nhân đeo khẩu trang khi đang làm việc tại dây chuyền lắp ráp ghế ôtô tại một nhà máy ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Kinh tế toàn cầu đình trệ

Thị trường chứng khoán Mỹ gần đây phải chịu đựng những đợt sóng chuyển đổi triệt để và thị trường toàn cầu cũng ở tình trạng chung trong nhiều tháng. Các nhà đầu tư phải chạy đua để bù đắp những tổn thất và dự đoán sự biến đổi nhanh như tên lửa đối với các công ty cũng như cá nhân. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng - Purchasing Managers’ Index (PMI) - lao dốc 46,1 điểm trong tháng 2, mức thấp kỷ lục.

Sức mua và nhu cầu giảm đối với xe hơi. Tại Trung Quốc, doanh số ôtô giảm 80% và tại Mỹ, doanh số tụt dốc hàng chục nghìn xe. Các nhà phân phối linh phụ kiện ôtô như AutoZone và Advance Auto Parts (đều của Mỹ) chứng kiến sự sụt giảm giá cổ phiếu.

Các sự kiện ôtô và đua xe quan trọng bị hủy bỏ

Ngành công nghiệp ôtô thể thao có những màn hoãn, hủy chưa từng có. Các giải đua đình đám là NASCAR và IndyCar đều bị dừng lại, giải 24 Hours of Le Mans bị lùi tới tháng 9. Lần đầu tiên kể từ 1954, chặng mở màn F1 Monaco bị hủy.

Triển lãm Geneva (Thụy Sĩ) vốn diễn ra trong tháng 3 cũng bị hủy. Còn Ban tổ chức của Triển lãm ôtô Bắc Mỹ (NAIAS), diễn ra ở Detroit, Michigan (Mỹ) cũng thông báo hủy sự kiện năm nay. Nơi tổ chức NAIAS được trưng dụng và cải tạo thành một bệnh viện dã chiến để phục vụ bệnh nhân Covid-19.

Các hãng xe thành lập lực lượng đặc biệt

Trong nỗ lực bảo vệ nhân viên và ngăn lây nhiễm, Ford và GM hợp tác với các hiệp hội công nhân trong ngành, tạo ra một đơn vị tác chiến, với những biện pháp và thủ tục đối với các công nhân, những người vẫn làm việc cũng như những ai đã được cho về nhà. Hành động này sẽ giúp các hãng hạn chế sự lây nhiễm trong số các nhân viên và quan chức, nhưng cũng có thể phải hạn chế số lao động trong một thời gian.

Nhiều hãng xe cũng tìm cách trấn an khách hàng với những mô hình dịch vụ mới. Trong nỗ lực ngăn chặn giảm doanh số, các hãng tạo ra những chương trình thanh toán đặc biệt và khuyến mãi hấp dẫn .

Những phương án thay thế và lựa chọn ảo

Với tinh thần lạc quan, NASCAR và game đua xe trực tuyến iRacing tái tạo đường đua Homestead-Miami Speedway, nơi 20 tay đua tranh tài qua màn hình. Gia đình xe thể thao toàn cầu với khoảng 30.000 người đã chứng kiến cuộc đua trên Twitter nơi tay đua người Mỹ Denny Hamlin giành chiến thắng.

Các hãng xe sản xuất thiết bị y tế và bảo hộ cá nhân

Khi các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) được tiêu thụ với tốc độ chóng mặt, và số bệnh nhân tăng mỗi ngày, nhiều hãng được khuyến khích tham gia sản xuất các thiết bị y tế, như khẩu trang, nón kính bảo hộ, hay máy trợ thở.

Ford hợp tác với Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog 3M và GE Healthcare, làm ra phiên bản đơn giản hóa của thiết kế máy trợ thở hiện nay của GE. Các kỹ sư của Ford cũng giúp đẩy nhanh sản lượng mặt nạ lọc bụi cấp khí (PAPRs) của 3M bằng những linh kiện từ cả hai hãng.

General Motors (GM) và Fiat Chrysler Automobiles (FCA) cũng tham gia vào những nỗ lực nhằm cung cấp thiết bị bảo hộ y tế cho toàn hệ thống trên khắp nước Mỹ.

Nỗ lực vượt khó khăn

Tác động của Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu không dễ hồi phục trong thời gian ngắn, nhưng sự nỗ lực đang hiện diện mỗi ngày. Mary Barra, Giám đốc điều hành của GM cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách vượt qua thời kỳ khủng hoảng này". Tuy nhiên trước mắt, việc ưu tiên vẫn là ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và bảo vệ người lao động được an toàn. Hiện hàng trăm nghìn người thất nghiệp, hoặc nghỉ việc tạm thời, do nhiều nhà máy sản xuất ôtô phải đóng cửa.

Mỹ Anh (Theo The Things )

Chuyên gia lý giải vì sao người dân phương Tây khó chấp hành lệnh phong tỏa

Bài học từ nước Ý

Khi số ca nhiễm tiếp tục lan rộng ở Ý, toàn bộ đất Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog nước đã bị phong tỏa vào ngày 9/3, với quy định những người vi phạm sẽ bị phạt với mức 232 USD và 6 tháng tù giam.

Nhưng hàng trăm ngàn người Ý kể từ đó đã bị cảnh sát bắt giữ vì đã vi phạm lệnh cấm. Sau đó, quân đội đã được điều động để hỗ trợ thực thi các quy định khi số ca tử vong tăng vọt và các bệnh viện oằn mình dưới sự quá tải. Thời điểm Ý tuyên bố hơn 1.400 người chết trong khoảng thời gian 2 ngày, chính quyền đã buộc phải ban hành những hạn chế nghiêm ngặt hơn nữa đối với người dân và doanh nghiệp.

Trong khi châu Âu đã trở thành tâm dịch thay thế Trung Quốc, nhiều nước phương Tây dường như không học được từ ví dụ của Ý.

Tại London, mọi người vẫn đổ xô đến các công viên để đắm mình trong một ngày cuối tuần đầy nắng bất chấp lời khuyên của chính phủ. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đẩy mạnh các biện pháp và quyết định phong tỏa cả nước.

Theo đó, mọi người sẽ chỉ được phép rời khỏi nhà để thực hiện các việc như mua sắm các nhu yếu phẩm cơ bản, tập thể dục, dịch vụ y tế hoặc những việc thực sự cần thiết. Các cuộc tụ tập công cộng sẽ bị phạt tiền.

Bộ trưởng Y tế Vương quốc Anh Matt Hancock trước đó nói rằng những công dân không thực hành các biện pháp cách ly xã hội là "rất ích kỷ", trong khi Thống đốc New York Andrew Cuomo mô tả mọi người tụ tập trong công viên là một "sai lầm", "kiêu ngạo" và "vô cảm".

Nguyên nhân người dân bất cấp lệnh cấm

Nhưng Nick Chater, giáo sư bộ môn Khoa học hành vi tại Trường kinh doanh Warwick, nói với CNN rằng các nhà lãnh đạo phương Tây đã "rất lẫn lộn trong thông điệp của họ" khi họ dần yêu cầu đóng cửa các quán bar, nhà hàng, nhà hát và trường học trong nhưng chỉ kêu gọi công chúng lắng nghe lời khuyên để giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

"Khi mọi người nhận được lời khuyên khá nhẹ nhàng để làm một cái gì đó, tôi không nghĩ họ xem điều là cần thiết phải làm điều đó bằng mọi cách. Vì vậy, chúng ta không nói chúng tôi khuyên bạn nên dừng đèn đỏ, chúng tôi khuyên bạn bạn lái xe ở bên này đường... Chúng ta chỉ nói rằng bạn phải làm việc này. Nếu không, bạn đang vi phạm luật", ông nói thêm.

Các chính phủ phương Tây đã miễn cưỡng thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Trong khi đó, Trung Quốc đã nhanh chóng áp dụng biện pháp này chỉ sau khi dịch Covid-19 bùng nổ.

Vào cuối tuần, đám đông vẫn đổ xuống bãi biển California, trên những con đường mòn đi bộ hay ở công viên, bất chấp quy định tránh tiếp xúc gần với người khác của tiểu bang. Bãi biển Bondi nổi tiếng của Úc cũng chật cứng hàng nghìn người, cho đến khi chính quyền bang đóng cửa bãi biển.

Những người phẫn nộ trên mạng truyền thông xã hội đã chia sẻ hình ảnh của các đường phố và điểm du lịch đông người, và gọi những người phớt lờ các quy tắc là "Covidiots" (ghép từ Covid và idiots - những kẻ ngốc).

Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom đã nói với những người trẻ tuổi ở các bãi biển: "Đừng ích kỷ" trong khi Thủ tướng Úc Scott Morrison chỉ trích thái độ "coi thường" các quy tắc cách ly xã hội.

Nhưng ông Chater cho rằng những phát ngôn này không đủ. "Có một sự thất bại lớn về truyền thông", ông nói. "Nhìn vào Trung Quốc và Hàn Quốc, chúng tôi có thể thấy những chiến lược thực sự có hiệu quả: ở Trung Quốc, vấn đề chính là phong tỏa rất nghiêm ngặt, có thể là nghiêm ngặt hơn mức cần thiết. Nhưng chúng tôi biết rằng việc phong tỏa chặt chẽ sẽ có hiệu quả. Còn ở Hàn Quốc, mọi người vẫn được tự do di chuyển, nhưng quốc gia này đã tiến hành xét nghiệm trên quy lớn trong một thời gian ngắn. Có lẽ chúng ta cần phải kết hợp các chiến lược đó", ông nói thêm.

Mặc dù những quy định nghiêm ngặt ở Trung Quốc đã khiến một số cư dân không thể rời khỏi nhà trong hơn một tháng và khiến nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng nhưng nhờ vậy, Trung Quốc đã có nhiều ngày không ghi nhận các ca nhiễm mới trong nước, hầu hết các ca mới phát hiện đều từ nước ngoài trở về.

Cách ly xã hội cũng là biện pháp hiệu quả nhất để giữ tỷ lệ lây nhiễm ở Hồng Kông ở mức thấp, mặc dù các ca nhiễm có dấu hiệu tăng trở lại.

Một số nước châu Âu hiện đang có nhiều hành động để làm chậm sự lây lan của virus. Ở Pháp, hàng ngàn khoản phạt tiền đã được ban hành cho những người vi phạm, trong khi nhiều công viên và bãi biển đang bắt đầu đóng cửa.

Nhưng nếu các nhà lãnh đạo nếu muốn mọi người thực hiện, phải biến các quy định này thành bắt buộc, trước khi quá muộn, ông Chatter nhấn mạnh.

NÓNG: Toàn bộ quân Mỹ báo động khẩn, căn cứ ở Iraq bất ngờ bị tấn công, Patriot đã khai hỏa

Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa tin nóng cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ mới triển khai tới Iraq đã khai hỏa đánh chặn nhiều mục tiêu nguy hiểm nhằm vào căn cứ ‘Ayn Al-Assad.

‘Ayn Al-Assad chính là căn cứ ở tỉnh Al-Anbar, Iraq, nơi hứng chịu đòn tập kích tên lửa đạn đạo kinh hoàng của Iran khiến hơn 100 binh sĩ Mỹ bị chấn động não phải cấp cứu cách đây không lâu.

Anadolu cho biết Quân đội Mỹ đã bắn hạ thành công các tên lửa của kẻ định trước khi chúng kịp tới được mục tiêu đã định.

Dẫn nguồn từ một quan chức Iraq, Anadolu khẳng định hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ đã bắn hạ 2 quả đạn đang trên đường bay tới căn cứ ‘Ayn Al-Assad Base nằm ở phía Tây Al-Ramadi.

Trước đó, vào hôm qua, Thứ Hai (31/03/2020), Mỹ tuyên bố đã triển khai Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog xong hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đầu tiên tới Iraq. Động thái này diễn ra chỉ vài tuần sau khi các lực lượng Mỹ bắt đầu rút quân khỏi nhiều căn cứ nhỏ trên khắp đất nước Iraq.

Tuần vừa rồi tờ New York Times cho biết Quân đội Mỹ ở Iraq đã được lệnh vào cấp báo động chiến đấu cao khi Washington nhận định các lực lượng mình tại đây có thể sẽ phải đối mặt với những đòn tấn công lớn của những nhóm vũ trang bản địa do Iran hậu thuẫn.

Củng cố hồ sơ xử lý bệnh nhân 178 khai không trung thực khiến 12 y bác sĩ phải cách ly

Tối 31/3, ông Nguyễn Mạnh Hoạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho biết, huyện đã chỉ đạo công an cùng cấp củng số hồ sơ xử lý hành vi khái báo y tế không trung thực của nữ bệnh nhân số 178.

Ông Hoạt nói, hành vi khai báo "vòng vo" của nữ bệnh nhân đã khiến 12 cán bộ y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ, cùng 8 bệnh nhân khác phải cách ly.

Hiện sức khỏe của họ đều ổn định, ngành y tế đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và chờ kết quả.

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa huyện trong vài ngày gần không thể đón tiếp bệnh nhân mới, chỉ điều trị các bệnh nhân cũ nhập viện trước thời điểm phát hiện ca bệnh.

"Chúng tôi đã chỉ đạo các Trạm y tế các xã trên địa bàn chủ động đón tiếp bệnh nhân, thành lập phòng khám đa khoa di động để chữa bệnh tạm thời cho bệnh nhân mới ngay giữa trung tâm huyện", ông Hoạt nói.

Nhắc lại thời điểm mới tiếp nhận nữ bệnh nhân số 178 , ông Hoạt bảo phải rất nhiều lần truy hỏi, cuối cùng nữ bệnh nhân mới chịu khai nhận trở về từ Bệnh viện Bạch Mai.

"Bà ấy ‘quay nhiều vòng’, đến 9h sáng hôm sau mới nhận về từ Bạch Mai, ngay sau khi bà ấy thừa nhận chúng tôi đã tổ chức lập biên bản ngay tại chỗ. Tiến hành cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm, cho phun khử trùng toàn bộ khu vực bệnh viện", ông Hoạt thông tin thêm.

Còn theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thái Nguyên, sau khi tỉnh có ca dương tính đầu tiên (bệnh nhân số 178) qua rà soát, thống kê đã xác định 47 trường hợp F1; 282 trường hợp F2 và 536 trường hợp F3.

Hiện, các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân số 178 đều đang được cách ly tập trung tại các cơ sở y tế; các trường hợp F2, F3 thực hiện cách ly theo quy định.

Ngoài ra có 513 trường hợp điều trị nội trú, ngoại trú, đi học tập hoặc thăm thân tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến 28/3 đã được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.

Công an tỉnh Thái Nguyên cũng tăng cường các lực lượng rà soát, xác minh các trường hợp phải khai báo y tế theo các thông báo khẩn của Bộ Y tế, đồng thời, chỉ đạo Công an huyện Đại Từ hoàn thiện hồ sơ để xử lý nghiêm trường hợp bệnh nhân số 178 để răn đe, giáo dục chung trong cộng đồng.

Trước đó, sáng sớm 29/3, Bộ Y tế công bố ca bệnh số 178 là nữ, 44 tuổi, trú xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nữ bệnh nhân này làm việc cho công ty Trường Sinh, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đồ ăn cho Bệnh viện Bạch Mai.

Hiện theo thông kê từ Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai có tổng số 34 ca dương tính Covid-19 , trong đó có 23 ca là nhân viên của công ty Trường Sinh. Ngày 30/3, Cơ quan chức năng cũng nhận định nguồn lây nhiễm Covid-19 trong Bệnh viện Bạch Mai không xuất phát từ y bác sĩ, mà từ nhân viên của Công ty cung cấp dịch vụ này.

Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog

Giải tỏa áp lực tài chính để người dân an tâm chống dịch

(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)

Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội trên toàn quốc , không tập trung quá hai người nơi công cộng, từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong 15 ngày theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Việc chống dịch như chống giặc được đông đảo người dân ủng hộ. Tuy nhiên, việc thực hiện hiện nay đa phần là trông chờ vào ý thức của từng cá nhân. Vẫn còn đâu đó rất nhiều cá nhân, tổ chức xem thường hoặc cố tình làm trái với chỉ thị. Phải chăng những việc làm ấy còn tồn tại chính vì việc chế tài của pháp luật chưa đủ sức răn đe. Và cũng chính từ việc không đủ sức răn đe ấy khiến cho việc chống dịch càng trở nên phức tạp hơn.

Cần có biện pháp mạnh tay đối với những người cố tình vi phạm

Trước đây, khi tình hình dịch bệnh ở việt Nam dường như sắp chạm vào mốc thành công khi chúng ta sắp công bố là đã thành công phòng chống dịch thì bệnh nhân thứ 17 xuất hiện đã làm thay đổi mọi thứ. Và rồi tiếp sau đó là những trường hợp khác. Đa phần họ là những người có điều kiện kinh tế tốt, được đi du lịch, du học và trong đó có cả người là lãnh đạo của công ty. Tuy nhiên ý thức của họ đã khiến cho công cuộc chống dịch trong nước gần như đi vào vỡ trận. Nếu không nhờ vào sự chuẩn bị và tinh thần cảnh giác cao của các cơ quan thì có lẽ bây giờ tình hình đã khác. Nhưng bao nhiêu người trong số họ đã bị xử lý? Hay chỉ là vận động và rồi lại trông chờ ý thức.

Nỗi lo Đông Nam Á 'vỡ trận' như châu Âu

Những người nhập cảnh tìm cách khai gian để không bị cách ly. Việc trông chờ vào ý thức của cá nhân khi ấy vô tình khiến cho việc lần theo hành trình của người đó vất vả. Giá như khi ấy chúng ta cứng rắn hơn, cách ly những người nhập cảnh và hạn chế nhập cảnh thì có thể diễn biến có phần khác.

Và rồi đến những người đang cách ly nhưng tìm cách trốn cách ly. Người thì chuẩn bị xuất cảnh, người thì chạy sang tỉnh thành khác. Không cần biết vì lí do gì nhưng việc đang cách ly mà trốn như vậy cần phải được xử lý nghiêm và nặng vì biết đâu trong số đó có người mang mầm bệnh đi lây lan.

Và rồi có nhiều người lợi dụng tình hình dịch bệnh mà đăng bài câu view. Chưa bàn tới mục đích là gì, chỉ riêng việc gây hoang mang dư luận cũng đáng bị xử lý.

Với việc đóng cửa các tụ điểm, hàng quán...với mục đích tránh sự lây lan virus. Rất nhiều nơi đã tự giác chấp hành nghiêm chỉnh. Có nơi vẫn mở cửa kinh doanh nhưng vì chưa nắm được tình hình nhưng khi được giải thích rõ thì đã nhanh chóng hợp tác ngay mà không cần chờ đợi. Rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ở đâu đó, vẫn còn nhiều nơi cố tình phớt lờ lệnh đóng cửa. Vẫn tụ tập đông người như không có gì.

'Ở nhà trong hai tuần để dập tắt khi dịch còn là đốm nhỏ'

Mọi người khi ra đường hiện nay ngoài nón bảo hiểm thì khẩu trang là thứ không thể thiếu. Vừa bảo vệ bản thân vừa bảo vệ cộng đồng. Ấy vậy mà còn nhiều người ra đường không những không đeo khẩu trang mà còn khạc nhổ lung tung. Người đi sau hoặc xung quanh có bức xúc cũng không biết phải làm sao đành phải nuốt cục tức đó.

Người dân cả nước đang rất đồng lòng chống dịch

Từ việc chấp nhận thiệt hại kinh tế mà đóng cửa hàng quán, cơ sở kinh doanh. Từ việc hạn chế di chuyển, tự cách ly. Cho tới việc tự khai báo tình hình sức khỏe trên app y tế.

Các doanh nhân, nghệ sĩ, người nổi tiếng cũng liên tục có động thái đóng góp cho các cơ quan phòng chống dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân cũng có động thái ủng hộ. Từ người cao tuổi cho tới các em nhỏ. Nhiều thành phần trong xã hội đã đồng lòng chung tay phòng chống dịch bệnh. Điều này thật đáng quý. Nó như luồng năng lượng tiếp thêm sức mạnh cho đất nước trong công cuộc chiến đấu với dịch bệnh.

Người dân luôn luôn có tinh thần hợp tác. Nhưng, làm sao để cho mọi người vững vàng ý chí để kề vai sát cánh cùng nhau chiến đấu với dịch bệnh? Đó là sự cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn này. Kinh tế bị ảnh hưởng là chung của toàn cầu chứ không riêng cá nhân nào. Chỉ là lúc này, sự giàu nghèo càng được thể hiện rõ.

Bài học từ tỷ lệ tử vong thấp ở Đức

Khó khăn thì ai cũng có. Nhưng liệu có hiểu và cảm thông cho nhau không là chuyện khác. Ở đâu đó, các chủ nhà trọ, chủ cho thuê giảm tiền cho thuê hoặc miễn tiền thuê trong thời gian. Ở đâu đó, mạnh thường quân hỗ trợ cho những người đang gặp khó khăn. Nhưng cũng ở đâu đó, những chủ nhà trọ, chủ cho thuê không miễn giảm mà còn tăng tiền hoặc nhất quyết không cho nợ.

Ở đâu đó, những thành phần lợi dụng dịch bệnh lừa đảo bắt đầu tìm cách hoạt động mạnh hơn. Các trung tâm, cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng thì người đồng hành chia sẻ, thấu hiểu vẫn là người lao động, người làm thuê. Họ hỗ trợ doanh nghiệp, công ty bằng hình thức chấp nhận giảm tiền lương, nghỉ không lương....Họ đã đều hợp tác và chấp nhận rất nhanh.

Nhưng còn các đơn vị khác thì sao? Cứ có cảm giác dường như các đơn vị ấy vẫn bình chân như vại và theo kiểu "chưa nắm được thông tin". Điện, nước, internet là những cái mà ai cũng phải sử dụng. Không đi làm thì phải ở nhà. Ở nhà thì phải sử dụng dù có hạn chế cách mấy thì vẫn phải thừa nhận rằng lượng tiêu thụ vẫn tăng so với bình thường.

Kế đến là các tổ chức tín dụng, ngân hàng vẫn "bình chân như vại" tới ngày gọi điện nhắc nợ, đòi nợ và thậm chí là dọa kiện. Trong khi trước đó, tình hình dịch bệnh chưa có nghiệm trọng như bây giờ thì lãi suất tiết kiệm đã được giảm nhưng lãi suất cho vay thì tới giờ vẫn được trả lời là "chờ"!

Chiến thuật 'đánh giặc' Covid-19 của các nước

Thật sự phải mong chờ vào sự chỉ đạo của cơ quan chức năng, vào lòng tin của mọi người. Cái ý chí đó cần phải được tiếp thêm sức mạnh. Thử hình dung: Hàng ngày bị chủ cho thuê đòi tiền nhà. Mỗi ngày bị tổ chức cho vay gọi điện gây áp lực vì chưa đóng tiền. Chưa kể nếu điện, nước, internet bị cắt vì chưa đóng tiền được. Thì khi ấy sẽ ra sao? Mong rằng những viễn cảnh ấy sẽ không xảy ra.

Nếu vậy thì bây giờ mong các cơ quan chính quyền cần mạnh tay để có biện Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog pháp ngăn sự lây lan của dịch bệnh. Không thể chỉ dừng ở mức tự giác hoặc vận động nữa mà cần cưỡng chế các trường hợp vi phạm.

Xin mạnh dạn đề xuất: Với phương án tìm và cách ly. Tiến hành khử khuẩn ở các địa phương. Mặc dù có tốn kém ban đầu nhưng khả năng ngăn chặn được sự lây lan sẽ cao hơn. Giúp việc chống virus sau này đỡ tốn kém và vất vả hơn.

Tiến hành tổ chức xét nghiệm nhanh lưu động tại các địa phương như Hà Nội đang tiến hành. Mạnh tay đóng cửa tạm thời các tụ điểm như quán bar, vũ trường, những nơi tập trung đông người.

Hai lối suy nghĩ về khẩu trang của người Á- Âu

Nếu địa phương nào để phát hiện những nơi này còn mở cửa kinh doanh thì những người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Hãy công bố đường đây nóng của mỗi địa phương một cách rộng rãi hơn. Mạnh tay xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm như: khai báo gian, trốn cách ly, đã cách ly nhưng vẫn cố tình nhận đồ từ bên ngoài, cố tình kinh doanh để tụ tập đông người, ra đường hay tới nơi công cộng không đeo khẩu trang, khạc nhổ bừa bãi ....

Cũng cần kiểm tra và xử lý cả những trường hợp được người dân phản ánh. Cần điều tiết giá cả mặt hàng lương thực hợp lý. Và yêu cầu các tổ chức tín dụng cần giãn nợ trong thời gian này. Khi áp lực kinh tế lúc này được giảm đáng kể thì người dân mới có thể yên tâm và đồng lòng hợp tác cùng chống dịch. Áp lực của người dân còn nặng thì sẽ còn nhiều trường hợp cố tình tìm cách vi phạm. Rất mong rằng tình hình dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.

Chia sẻ bài viết của bạn cho mục Ý kiến tại đây .

Nguyễn Như Thông

'Người vận chuyển' bất đắc dĩ của khu cách ly

Chiều 21/3, bảo vệ Trịnh Văn Lãm vừa nhận ca trực ở tháp A2, chung cư The Gold View, quận 4. Vốn là một nhân viên kho, vừa nhận công việc mới này được bốn hôm nên với Lãm mọi thứ vẫn còn khá lạ lẫm, thậm chí các lối lại còn chưa thuộc hết. Bỗng nhiên, một đoàn xe công an, xe chữ thập hú còi vượt qua cổng chung cư. Mọi người túa ra, hối hả. Lãm còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì một rào chắn đã được dựng lên cách anh chỉ chừng trăm mét. Thang máy ngừng hoạt động. Lực lượng công an lập tức kiểm soát và ngăn những cư dân kéo vali tìm cách rời tòa nhà. Lệnh phong tỏa tòa tháp A1 được công bố.

Đến lúc này Lãm mới biết, bên tháp A1 có hai ca dương tính với nCoV. Một anh công an tiến đến vỗ vai đề nghị hỗ trợ, anh giật mình, chợt nghĩ: "Không lẽ số mình xui vậy?".

Hôm đó Lãm ở lại hỗ trợ lực lượng chức năng đến nửa đêm.

Anh Lãm đang bấm giấy ghi tên số phòng vào hộp cháo để mang lên cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Anh Lãm đang bấm giấy ghi tên số phòng vào hộp cháo để mang lên cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Trở về nhà mệt nhoài, vợ anh đón từ cửa với vẻ mặt lo lắng. "Dù gì cũng mới làm mấy ngày, hay anh nghỉ việc đi", chị Thái Thị Kiều Trinh nói. Mối lo lớn nhất của chị là chồng có thể lây nhiễm Covid-19. Đêm đó, Lãm nằm suy tính rất lâu rồi quyết định "Công việc của mình là tháp A2. Ở đó vẫn an toàn".

Sáng hôm sau, vừa vào đến cổng chung cư, đập vào mắt anh là hàng chục shipper và người thân của các cư dân vận chuyển đồ tiếp tế đến. Khu vực bị phong tỏa nên họ chỉ có thể đứng ngoài. Những cú điện thoại trong gọi ra, ngoài gọi vào với đủ sự hối hả và sốt ruột nhưng không ai biết cách nào để người bên trong nhận được đồ.

Lãm xung phong nhận chuyển đồ lên từng phòng. "Ai cũng sợ nguy hiểm, mình không làm thì ai làm", anh nghĩ bụng. Vậy là sáng hôm đó, anh bảo vệ của tháp A2 "được" chuyển sang tháp A1. Những xe hàng chất đầy liên tục đổ bộ xuống cổng chung cư, Lãm bấm thang máy, đẩy xe ngước nhìn số căn hộ rồi lục tìm hàng hóa trong xe đẩy. Cứ thế, anh gõ cửa từng nhà giao đồ.

Ngày đầu bị phong tỏa, bảo vệ Trịnh Văn Lãm tăng ca đến 22h. Khi cởi bộ đồ bảo hộ ra, mồ hôi ướt đẫm như tắm. Sau một đêm, hai bàn chân xuất hiện mười mụn nước to, sưng tấy, mỗi bước đi là một bước đau nhói. Anh lấy kim đâm thủng mụn nước, bôi thuốc rồi xỏ giày, tiếp tục đến chung cư làm việc. Hôm ấy, có những lúc Lãm tưởng như nhấc không nổi vì đau rát, nhưng nhìn những phần cháo nóng hổi cứ nguội dần, anh lại tự nhủ: "Người ta đang cần thì mình giúp thôi". Nhiều bảo vệ ở đây từ chối công việc này.

Bị cách ly nhưng có một căn hộ, mỗi ngày đều đặt mua trà sữa 4-5 lần. "Tôi chuyển đến nhà này riết thấy quen mặt, đang cách ly họ có thể nghĩ đến việc hạn chế một chút", anh nói.

Anh Nguyễn Lê Quang Hội, tổ trưởng tổ dân phố ở tháp A1, kể: "Những ngày đầu cư dân được tiếp tế và đặt đồ ăn online rất nhiều khiến anh Lãm bận rộn cả ngày, thậm chí là tăng ca. Tôi đã có nhắc nhở chỉ nên mua những thứ cần thiết, đồ ăn vặt nên bớt lại".

Vì có sự nhắc nhở của anh Hội, nên khoảng 5 ngày nay, Lãm không phải làm tăng ca đến 22h nữa. Anh được về nhà lúc 19h.

Khi cách ly, cư dân được phường hỗ trợ một ngày hai bữa cơm, nhưng đồ ăn sáng hay đồ ăn vặt họ vẫn thường xuyên đặt online, Lãm không thể nhớ nỗi một ngày mình chuyển bao nhiêu chuyến hàng. Ảnh: Cư dân cung cấp.

Khi cách ly, cư dân được phường hỗ trợ một ngày hai bữa cơm, nhưng đồ ăn sáng hay đồ ăn vặt họ vẫn thường xuyên đặt online, Lãm không thể nhớ nỗi một ngày mình chuyển bao nhiêu chuyến hàng. Ảnh: Cư dân cung cấp.

Mặc dù đã được cán bộ y tế phường hướng dẫn mặc đồ bảo hộ, rửa tay thường xuyên nhưng Lãm vẫn sợ ảnh hưởng đến vợ con. Anh định ở lại chung cư đến khi thời hạn phong tỏa, nhưng không yên tâm để vợ con ở nhà trọ hàng đêm. Vậy là mỗi tối về nhà Lãm tắm rửa thật kỹ, tự giặt quần áo của mình. "Từ hôm đó, hai mẹ con ngủ một góc, ảnh nằm một góc", chị Kiều Trinh nói.

Ngày thứ tư ở trong nhà, gia đình chị Huỳnh Thị Ngọc Lan (42 tuổi), sống ở tầng 18 đã hết thực phẩm dự trữ. 8h15 sáng, người thân nhắn tin báo đồ đã được gửi cho bảo vệ nhưng đến 9h30 chị Lan mới nhận được hàng. Giao túi đồ tận tay, Lãm xin lỗi vì mình giao đồ đến trễ khiến chị chờ lâu. "Tôi chưa kịp cám ơn thì bất ngờ khi anh ấy nói xin lỗi, anh ấy đâu có lỗi gì, chẳng phải vì tôi mà anh ấy phải làm thêm việc sao?", chị Lan tự hỏi.

Sau những ngày "sống chậm", chị thấy việc mình ở lại là đúng đắn dù khoảnh khắc nghe tiếng cửa thông tầng đóng sầm lại để phong tỏa, chị Lan đã hối hận tại mình không đi khỏi đây như nhiều người khác.

"Suốt gần 20 năm ở qua ba cái chung cư, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận rõ nhất về tình người hoạn nạn có nhau, từ chính quyền địa phương đến anh bảo vệ", chị Lan nói.

Ngày hai bữa, lãnh đạo, dân quân và tình nguyện viên phường 1 , quận 4, tập trung lại giao cơm cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Ngày hai bữa, lãnh đạo, dân quân và tình nguyện viên phường 1, quận 4, tập trung lại giao cơm cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Ở tầng 29, căn hộ của anh Trần Gia Toàn cách căn hộ của hai người nước ngoài nhiễm bệnh chỉ vài bước chân, mấy hôm nay hạn chế mở cửa. Vợ anh, chị Phạm Thị Ngọc Hà đang mang thai tuần thứ 38.

Tuy đang ở những ngày cuối thai kỳ, nhưng mấy ngày nay, chị Hà vẫn ăn những phần cơm của phường phát đều đặn mỗi ngày hai bữa. "Cơm ngon, canh nóng với nhiều món đầy đủ dinh dưỡng nên gia đình cảm thấy rất yên tâm", anh Toàn nói.

Vì lệnh phong tỏa bất ngờ nên ngày đầu tiên, vợ chồng anh Toàn phải cầu cứu bà ngoại gửi một túi rau lớn vào. Kể từ đó đến nay, gia đình anh không đặt thứ gì qua mạng bởi thấy hài lòng với sự chăm lo của chính quyền địa phương. Hơn nữa, anh Toàn không muốn làm phiền quá nhiều đến "shipper Lãm".

12h30, Lãm ráng nhấc chân giao nốt một hộp cháo cho một cư dân ở tầng 22. Đồ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ăn nóng đựng trong hộp xốp hay những cốc cà phê đá, thường được lãm ưu tiên giao trước. "Những thứ như vậy nếu giao trễ chừng 10 phút thôi thì không còn ngon nữa", anh giải thích rồi đẩy chiếc xe lăn bánh.

Mong ước của Lãm là chung cư này không có ai bị nhiễm bệnh nữa. "Nếu không tôi và vợ con là những người tiếp theo bị cách ly", anh kéo khẩu trang thở dốc, trước mặt anh, những túi đồ mới lại được giao đến.

Diệp Phan

'Sống chậm' trong khu cách ly Bạch Mai

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, 48 tuổi, là Trưởng khoa C4, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Khoa được cách ly sau khi phát hiện một bệnh nhân Covid-19 điều trị tại đây, ngày 20/3.

5 giờ chiều, trừ những người đang trong ca trực và điều trị bệnh nhân tại tầng một, các y bác sĩ đều tập thể dục. Người nhảy, người hít đất, người chạy bộ dọc hành lang... để giảm căng thẳng và đỡ buồn chán khi cách ly dài ngày.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi tập thể dục tại bệnh viện cũng là lần đầu tôi được ở cạnh đồng nghiệp 24/24 giờ lâu đến như vậy. Gần nửa tháng rồi", bác sĩ Thái chia sẻ.

Khoa C4 là nơi một điều dưỡng của Bạch Mai điều trị trước khi phát hiện nhiễm bệnh Covid-19. Ngay trong đêm, toàn bộ 84 người, bao gồm 34 nhân viên y tế, 24 bệnh nhân, 26 người chăm sóc bệnh nhân được cách ly. Trong đó, có hai điều dưỡng đang mang thai .

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, trưởng khoa C4, Viện Tim Mạch, bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viên cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Trưởng Khoa C4, Viện Tim Mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Từ ngày cách ly, công Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog việc khám chữa bệnh vẫn duy trì. Để giảm áp lực công việc, nhân viên y tế được chia thành từng kíp 4 người gồm hai bác sĩ, một điều dưỡng, một học viên. Mọi người phải thay phiên nhau trực, khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

Ngày 29/3, một bệnh nhân bị viêm nội tuần hoàn nhiễm khuẩn, có kèm biến cố đột quỵ bắt buộc phải chuyển ra ngoài để chụp chiếu, cắt lớp sọ não. Khi đó, bác sĩ đề xuất bệnh viện đưa bệnh nhân từ trong khu cách ly ra ngoài, mặc đồ bảo hộ và có một đội hỗ trợ ở vòng ngoài vì bác sĩ trong khoa C4 không được phép ra ngoài. Hiện, bệnh nhân nằm tại khoa cấp cứu C1, không đưa trở lại khu cách ly để tránh lây nhiễm.

Trong khoa còn một bệnh nhân nặng phải chạy thận nhân tạo, phải điều trị tích cực, hạn chế chạy thận vì yêu cầu khi chuyển ra ngoài rất phức tạp và nhiều quy trình.

Một số công việc khác như theo dõi tình hình sức khỏe người nhà, giải quyết vấn đề phát sinh. Chỉ cần có dấu hiệu nghi ngờ sẽ được xét nghiệm, chẩn đoán ngay.

"Đây là lần đầu tiên bác sĩ phải theo dõi cùng lúc cả tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và người nhà của họ", bác sĩ nói.

Trong ngày đầu cách ly, một người nhà "bệnh nhân tiếp xúc gần với bệnh nhân 86", bị sốt nên được chuyển sang bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để theo dõi. Kết quả hiện âm tính. Nhiều người hoang mang, chỉ cần hắt hơi, sổ mũi là đã nghĩ ngay đến Covid-19. Do đó, ngoài điều trị, bác sĩ còn giải quyết tâm lý, ổn định tinh thần cho mọi người.

Toàn bộ nhân viên y tế ở C4 và người nhà, người bệnh đã được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, đều có kết quả âm tính. Ngày 31/3 lấy mẫu lần 3.

Các bác sĩ chụp tấm hình kỷ niệm ở ngoài khu vực sảnh tiếp đón. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các y bác sĩ chụp hình kỷ niệm ở ngoài khu vực sảnh tiếp đón C4. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trở lại phòng làm việc, bác sĩ Thái khử khuẩn cho mình rồi tiếp tục với báo cáo đang viết dở. Anh cho biết điều anh lo lắng nhất hiện nay là việc kéo dài thời gian cách ly đến gần cuối tháng 4, dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính tức là cơ thể hoàn toàn không bị nhiễm bệnh.

"Tâm lý ai cũng nặng nề khi nghe tin, tôi cũng vậy", bác sĩ nói. "Ngoài kia, đồng nghiệp đang chiến đấu mỗi ngày để chống dịch còn chúng tôi lại như đang dừng lại một chỗ".

Bác sĩ cho biết vẫn động viên đồng nghiệp vững vàng trong mọi hoàn cảnh. Thời gian rảnh, các y bác sĩ tranh thủ đọc sách, viết báo, xem tài liệu, làm luận án..., cố gắng không để lãng phí thời gian. Mọi người bảo nhau, đây giống như những ngày "sống chậm" sau thời gian dài quá tải công việc tại bệnh viện tuyến cuối.

"Tôi mong ngóng ngày hết hạn cách ly để trở lại cuộc chiến chung chống dịch. Chỉ cần tất cả chúng ta, từ bác sĩ, bệnh nhân đến người cách ly và cả người dân không ai đứng ngoài cuộc, cuộc chiến này nhất định thắng lợi", bác sĩ Thái nói.

Khoa C4 Bạch Mai
 
 
Khoa C4 Bạch Mai

Nhân viên y tế khoa C4, Bệnh viện Bạch Mai tranh thủ thời gian buổi chiều để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.

Thùy An

Gần 12.500 người chết vì nCoV ở Italy

Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy hôm nay cũng báo cáo 4.053 ca nhiễm nCoV mới, không chênh lệch nhiều so với con số 4.050 trường hợp một ngày trước. Với 5.974 ca nhiễm mới hôm 28/3 và Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog 5.217 ca hôm 29/3, đường cong trên đồ thị ca nhiễm mới của Italy đang được "san phẳng".

Nhân viên một công ty môi trường khử trùng quảng trường Duomo tại Milan, Italy hôm 31/3. Ảnh: AFP.

Nhân viên một công ty môi trường khử trùng quảng trường Duomo tại Milan, Italy hôm 31/3. Ảnh: AFP .

Số người chết vì nCoV trong vòng một ngày tại Lombardy, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Italy, đã giảm mạnh. Số ca nhiễm mới ở đây cũng giảm ba ngày liên tiếp, cho thấy tình hình đang cải thiện nhanh hơn những khu vực khác trong nước. Mặt khác, số người chết hàng ngày tại vùng Piedmont lân cận lại tăng mạnh so với hôm trước.

Chính phủ Italy cho biết thêm rằng 15.729 bệnh nhân Covid-19 trên toàn quốc đã hoàn toàn hồi phục, trong khi con số này hôm qua là 14.620. Số ca nhiễm nCoV đang được chăm sóc đặc biệt hiện nay là hơn 4.000.

Italy ghi nhận nhiều người chết vì nCoV nhất thế giới, chiếm khoảng 30% số ca tử vong toàn cầu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán nước này đang tiến đến đỉnh dịch. Lệnh phong tỏa toàn quốc được áp dụng từ ba tuần trước sẽ có hiệu lực ít nhất tới giữa tháng 4.

Ánh Ngọc (Theo Reuters )

15 ngày Nhà Trắng chống Covid-19

Chỉ còn Tổng thống Trump, các phụ tá hàng đầu và một nhóm nhỏ nhân viên ở lại Nhà Trắng để vạch ra kế hoạch chống Covid-19. Tất cả đều hiểu rằng quyết định trong những ngày tới không chỉ định hình di sản của họ mà còn có thể quyết định họ có giữ được công việc sau khi nhiệm kỳ của Trump kết thúc cuối năm 2020 hay không.

Thông qua các cuộc phỏng vấn với nhân viên Nhà Trắng và các cố vấn, hai ký giả Meridith McGraw và Caitlin Oprysko của Politico mô tả những diễn biến ở Nhà Trắng kể từ khi Mỹ bắt đầu mạnh tay chống dịch.

Tổng thống Mỹ Trump họp báo tại Nhà Trắng ngày 30/3. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Trump họp báo tại Nhà Trắng ngày 30/3. Ảnh: AFP .

Khởi đầu: Ngày 2/1

Nhiễm: 0

Dow Jones: 28.868,80

Giống như nhiều người Mỹ, Nhà Trắng ban đầu không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Ngay từ ngày 2/1, Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã liên lạc với Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về tình hình ở Trung Quốc liên quan đến một loại bệnh về đường hô hấp bí ẩn. 10 ngày sau, Trung Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên.

Thế rồi, như một đám cháy trên đồng cỏ khô, nCoV nhanh chóng lây lan rộng khắp. Mỹ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ngày 21/1. Vài ngày sau, Trump thành lập tổ công tác đặc biệt để chống dịch. Tuy nhiên, khi phát biểu công khai, Tổng thống và cố vấn khẳng định tình hình được kiểm soát. Ông ra lệnh cấm hầu hết người nhập cảnh từ Trung Quốc từ đầu tháng hai.

Trong nội bộ, một số quan chức Nhà Trắng theo dõi tình hình ở nước ngoài cảm thấy thất vọng vì các quan chức cấp cao, bao gồm Tổng thống, coi nhẹ vấn đề. Họ đánh giá lệnh hạn chế đi lại là chưa đủ và thúc giục Trump có hành động quyết liệt hơn, dẫn chứng các dự báo cho thấy tình hình dịch ở Mỹ có thể diễn biến giống Italy, nơi ghi nhận số ca tăng đột biến vào giữa tháng hai.

Trump bắt đầu nhận thức mức độ nghiêm trọng của vấn đề vào cuối tháng hai, trong chuyến bay kéo dài 18 giờ trở về từ Ấn Độ. Ông theo dõi những bản tin dồn dập về dịch bệnh. Theo quyền chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney, Trump không ngủ trên suốt chuyến bay.

Vài phút sau khi hạ cánh vào sáng 26/2 tại Washington D.C., Trump thông báo sẽ tổ chức họp báo về Covid-19. Ông chỉ định Phó tổng thống Mike Pence phụ trách tổ công tác chống Covid-19 và dự đoán số ca nhiễm ở Mỹ sẽ sớm "giảm về 0".

Nhưng tình hình thật sự hoàn toàn trái ngược. Đầu tháng ba, Mỹ ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm. WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Thị trường chứng khoán lao dốc, thậm chí phải tạm dừng giao dịch trong 15 phút ngày 9/3.

Trump và phụ tá vội vàng tìm cách trấn an người dân bằng bài phát biểu từ phòng Bầu dục. Đây là lần thứ hai trong nhiệm kỳ Trump làm điều này, sau bài phát biểu ngày 8/1/2019 về đóng cửa chính phủ và đề xuất xây tường biên giới với Mexico.

"Nếu tối nay Trump không nói 'tình hình hiện giờ thật tệ và có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn, các bạn cần thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết' thì ông ấy có thể phải chào tạm biệt nhiệm kỳ hai", một quan chức chính quyền giấu tên nói.

Nhưng Trump không nói vậy. Thay vào đó, Tổng thống tuyên bố cấm tất cả người nhập cảnh từ châu Âu và cho biết các công ty bảo hiểm đồng ý chi trả cho việc điều trị nCoV. Các nhà đầu tư hoang mang thắc mắc liệu hàng hóa từ châu Âu có còn được phép vào Mỹ hay không. Các công ty bảo hiểm bất ngờ, bởi họ chỉ đồng ý trả tiền xét nghiệm, không phải toàn bộ chi phí điều trị.

Nhà Trắng sau đó vội vàng làm rõ những phát ngôn gây sốc của Trump. Chứng khoán tiếp tục lao dốc, giao dịch một lần nữa bị dừng 15 phút ngày 12/3.

Một quan chức Nhà Trắng nói rằng đây là tuần thay đổi tất cả. Chỉ trong vòng vài phút tối 11/3, tài tử Hollywood Tom Hanks thông báo dương tính với nCoV, Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia Mỹ (NCAA) hủy giải bóng rổ, giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA cũng bị đình chỉ. Cuộc sống thường ngày của người Mỹ bị đảo lộn.

Trump và các phụ tá quyết định cần phải có hành động mạnh tay để làm chậm tốc độ nCoV lây lan. Đại học Hoàng gia London công bố báo cáo với kết luận nếu không bị kiềm chế, Covid-19 có thể khiến 2,2 triệu người chết ở Mỹ. Báo cáo này đã khiến thái độ của Tổng thống thay đổi. Ngày 16/3, Trump tuyên bố khởi động "15 ngày làm dịch chậm lây lan".

Ngày thứ nhất: 16/3

Nhiễm: 6.400

Tử vong: 83

Dow Jones: 20.188,52

Chính quyền Trump đưa ra một loạt khuyến cáo khi khởi động chiến dịch 15 ngày, yêu cầu người ốm, người cao tuổi và người có bệnh lý ở nhà, toàn bộ hộ gia đình phải ở nhà nếu có người thân nhiễm nCoV. Tổng thống cũng yêu cầu công chúng không tụ tập quá 10 người - biện pháp gắt gao gấp 5 lần so với chỉ dẫn của CDC một ngày trước đó.

"Với vài tuần tập trung hành động, chúng ta có thể xoay chuyển tình thế nhanh chóng", Trump nói. "Chính phủ sẵn sàng thực hiện tất cả biện pháp cần thiết".

Tổng thống yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin vạch ra một gói kích thích với quốc hội để thúc đẩy kinh tế. Mnuchin cảnh báo các thượng nghị sĩ Cộng hòa trong bữa ăn trưa tại tòa nhà quốc hội: Hãy hành động ngay bây giờ, nếu không, tỷ lệ thất nghiệp có thể lên tới hai chữ số.

Ngày thứ ba: 18/3

Nhiễm: 13.700

Tử vong: 150

Dow Jones: 19.898,92

Đường phố ở các thành phố lớn như San Francisco và New York bắt đầu vắng lặng. Tại Nhà Trắng, Tổng thống ra thông điệp mới: Đất nước đang trong một cuộc chiến.

Ông ký Luật Sản xuất Quốc phòng, đạo luật thời chiến trao cho ông quyền chỉ đạo các nhà sản xuất chế tạo thiết bị cần thiết trong khủng hoảng. Tuy nhiên, Trump nhấn mạnh rằng ông chỉ kích hoạt nó "trong kịch bản tồi tệ nhất".

Nước Mỹ đang phải đối mặt với "kẻ thù vô hình", Trump nói. Tại Nhà Trắng, kẻ thù đã ở rất gần. Trump và nhiều quan chức thân cận đã tiếp xúc với những người nhiễm nCoV. Ivanka Trump và quyền chánh văn phòng Nhà Trắng Mulvaney phải tự cách ly. Ngay cả thư ký báo chí Stephanie Grisham cũng làm việc tại nhà.

Nhà Trắng tăng cường "hàng phòng thủ". Các bác sĩ đo thân nhiệt của người ra vào. Tại Cánh Tây, những người hắt hơi và ho đều bị dè chừng. Những lọ nước khử trùng tay được đặt xung quanh Nhà Trắng. Trước khi bất cứ ai tiếp xúc với Tổng thống, họ phải đo thân nhiệt một lần nữa. Phòng họp báo của Nhà Trắng, vốn thường chật kín phóng viên, giờ chỉ còn một nhóm nhỏ nhà báo.

Nước Mỹ cũng tăng cường "hàng phòng thủ". Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo Mỹ - Canada nhất trí đóng biên, cấm tất cả hoạt động đi lại không thiết yếu.

Quốc hội vội vã dựng "hàng phòng thủ" kinh tế cho người Mỹ. Thượng viện ủng hộ gói hỗ trợ để tăng cường trợ cấp thất nghiệp, đảm bảo nghỉ làm có lương và xét nghiệm nCoV miễn phí.

Ngày thứ tư: 19/3

Nhiễm: 19.100

Tử vong: 206

Dow Jones: 20.087,19

Trump bước lên bục phát biểu, quyết tâm cho thấy sự tiến bộ của công tác chống dịch. Với Stephen Hahn, lãnh đạo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đứng bên cạnh, Trump nói hai loại thuốc chống sốt rét chloroquine và remdesivir đã cho thấy những dấu hiệu tích cực trong điều trị nCoV.

Tuy nhiên, Hahn sau đó nói rằng họ vẫn chưa chắc chắn về mức an toàn và hiệu quả của các loại thuốc này.

Tuy Trump kêu gọi mọi người đoàn kết trong khủng hoảng, ông vẫn "chĩa mũi dùi" về phía truyền thông. "Tôi bất ngờ khi đọc những thứ họ viết", ông nói.

Tổng thống có vẻ bực bội khi các phóng viên hỏi lý do ông gọi nCoV là "virus Trung Quốc". Không lãnh đạo thế giới nào gọi như vậy và WHO từ lâu đã khuyến cáo không gắn tên một quốc gia hay địa điểm với một căn bệnh để tránh dẫn đến kỳ thị. Tuy nhiên, Tổng thống và các quan chức cấp cao nhiều lần nhấn mạnh virus khởi phát từ Trung Quốc và chỉ trích nước này đã che giấu dịch trong giai đoạn đầu.

Ngày thứ chín: 24/3

Nhiễm: 65.800

Tử vong: 780

Dow Jones: 20.704, 91

Lời kêu gọi của các thống đốc và quan chức y tế công cộng đề nghị Trump kích hoạt Luật Sản xuất Quốc phòng cuối cùng đã được đáp ứng. Người đứng đầu Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) Peter Gaynor thông báo cơ quan đã được "bật đèn xanh" sử dụng luật để bổ sung vật tư y tế.

Một số bang lo lắng họ thiếu máy thở để điều trị các ca bệnh nặng. Thống đốc New York Andrew Cuomo bày tỏ thất vọng về Trump. "Ông định để 26.000 người chết", Cuomo nói sau khi Trump chỉ đồng ý cung cấp 4.000 máy thở trong khi bang này yêu cầu 30.000 máy. Trump đáp trả rằng "liệu Cuomo có thật sự cần từng ấy máy không?"

Các bang California, Illinois, New York, New Jersey, Connecticut đã yêu cầu người dân ở nhà. Nhưng Trump khiến mọi người bất ngờ khi nói ông muốn chấm dứt "cách biệt cộng đồng" để mở cửa trở lại nền kinh tế trước Lễ Phục sinh 12/4. Kỳ hạn đầy tham vọng này khiến các quan chức y tế lo lắng. Họ cảnh báo việc kết thúc sớm cách biệt cộng đồng để nối lại hoạt động kinh tế bình thường sẽ kéo dài cuộc khủng hoảng vì tạo ra các cụm dịch mới.

Các bang như Ohio, Nam Dakota và Maryland cho rằng phải đến tháng 5 đỉnh dịch mới qua. Một số bang ở Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Trung Tây nước Mỹ bàn bạc với nhau kế hoạch duy trì "cách biệt cộng đồng" nếu Tổng thống sớm dỡ bỏ các hạn chế quốc gia.

Ngày 11: 26/3

Nhiễm: 101.700

Chết: 1.295

Dow Jones: 22.552,17

Người Mỹ thức dậy vào ngày 26/3 với một con số gây sửng sốt: 3,3 triệu người nộp đơn thất nghiệp trong tuần qua. Chưa bao giờ đất nước nhìn thấy con số như vậy.

Đến cuối ngày, Mỹ nhận thêm một con số gây sửng sốt khác: Hơn 1.000 người đã chết vì nCoV. Mỹ vượt qua Trung Quốc, trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới trong khi vẫn đang cố gắng tăng cường khả năng xét nghiệm. Tính đến 26/3, nước này tiến hành khoảng 552.000 xét nghiệm, nhưng giới chức bang vẫn phàn nàn về tình trạng thiếu hụt vật tư y tế.

Tối hôm trước, Thượng viện đã thông qua gói kích thích 2.000 tỷ USD, hỗ trợ cho người lao động và gia đình Mỹ bằng cách phát tiền cho hầu hết người Mỹ, cho doanh nghiệp nhỏ vay và tăng trợ cấp thất nghiệp.

Buổi chiều, Tổng thống gửi một lá thư đầy lạc quan đến các thống đốc bang, nói rằng Nhà Trắng đang tìm cách giảm bớt hạn chế khi khả năng xét nghiệm đã được cải thiện.

Ngày 15: 30/3

Nhiễm: 163.479

Chết: 3.148

Dow Jones: 21.636,78

Ngày 30/3 đánh dấu kết thúc chiến dịch "15 ngày làm chậm sự lây lan" của Covid-19, nhưng tình hình dịch ở Mỹ vẫn diễn biến phức tạp, khi số ca nhiễm đã gấp đôi Trung Quốc đại lục. Trump tuyên bố 30 ngày tiếp theo là thời kỳ quan trọng để khống chế Covid-19 và kêu gọi người Mỹ góp sức giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Trump thừa nhận mục tiêu đưa cuộc sống trở lại bình thường vào dịp Lễ Phục sinh 12/4 là việc không thể xảy ra và đã quyết định kéo dài "cách biệt cộng đồng" đến ngày 30/4 vì đỉnh dịch có thể không đến trong hai tuần tới.

"Cách biệt cộng đồng có thể cứu hơn một triệu người Mỹ. Chúng ta sẽ giành chiến thắng lớn", Trump nói. Hơn 250 triệu dân Mỹ tại 30 bang và thủ đô Washington D.C. đã được lệnh ở nhà, chỉ ra ngoài khi cần thiết như đi mua thực phẩm và thuốc men.

Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của chính phủ, người đã trở thành tiếng nói đáng tin cậy đối với công chúng, nhấn mạnh nỗi lo lắng đang tràn ngập khắp nước Mỹ.

"Chúng ta không thể đề ra các mốc thời gian", ông nói. "nCoV làm việc đó".

Phương Vũ (Theo Politico )

Virus không phải "thế lực siêu nhiên": Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy?

Đại dịch do virus corona gây ra dường như là một cơn ác mộng. Đây là kẻ thù vô hình khiến hàng nghìn người thiệt mạng và nhiều quốc gia buộc phải phong tỏa, biến những thành phố hoa lệ thành thành phố ma. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng virus không phải là một thế lực siêu nhiên. Virus vẫn là một sinh vật sống nhờ vào cách kí sinh vào tế bào sinh vật khác, nó có những tính chất vật lý hữu hình - đồng nghĩa với việc virus có thể bị "bắt" và tiêu diệt.

Virus không phải thế lực siêu nhiên: Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy? - Ảnh 1.

Ảnh: The Hill

Câu hỏi ở đây là làm thế nào? Virus gây ra COVID-19 không phải hoàn toàn mới mà có liên quan tới virus SARS. Mặc dù tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng vaccine sẽ được hoàn thiện vào tháng 11, nhưng có khả năng sẽ mất thêm nhiều thời gian trước khi con người có thể hoàn toàn khống chế virus corona.

Để tìm hiểu thêm về COVID-19 và vaccine phòng ngừa dịch, tờ Salon đã có cuộc đối thoại với Tiến sĩ William Haseltine, một nhà sinh học nổi tiếng vì các công trình nghiên cứu trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS, bệnh than, và là nhà khoa học có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực gen người. Dưới đây là Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nội dung chính trong cuộc đối thoại.

Tại sao phát triển vaccine lại khó như vậy?

Tiến sĩ Haseltine: Phát triển vaccine có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất khó. Với virus SARS, các nhà khoa học đã cố thử nghiệm vaccine trên động vật, bao gồm khỉ, nhưng không thành công. Vậy nên họ cố thử các cách khác, bao gồm sử dụng protein bề mặt của virus. Tuy vậy, việc đó cũng không ngăn được virus trong thời gian dài. Tới nay, vẫn chưa có vaccine hoàn chỉnh cho bất kì loại virus corona nào. Điều đó cho thấy việc phát triển vaccine khá là khó. Tôi hi vọng tương lai sẽ dễ dàng hơn, nhưng không ai có thể biết chính xác.

Đây là câu hỏi chưa có lời giải vào thời điểm này. Tôi có thể cung cấp thêm một số thông tin như sau.

Nhiều loại virus xâm nhập vào cơ thể người khiến cơ thể phản ứng nhưng không thể tiêu diệt được virus. Lớp màng bên ngoài của virus có thể rất mờ nhạt, hệ thống miễn dịch khó phát hiện và khó có thể ngăn cản virus. Vậy nên có thể cơ thể tạo ra nhiều kháng thể nhưng vẫn không thể cản được virus xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể.

Việc đó có ảnh hướng tới việc phát triển vaccine hay không?

Tiến sĩ Haseltine: Có, bởi lấy sai loại protein để tạo ra kháng thể tuy giúp tăng cường miễn dịch, nhưng nó sẽ không cản được virus. Chúng ta chưa biết liệu việc đó có xảy ra với vaccine chống COVID-19 hay không, nhưng có những thử nghiệm trước đây cho thấy việc tạo ra vaccine cho SARS không hề đơn giản như mọi người vẫn kì vọng.

Điều chế được vaccine cho virus corona không dễ dàng. Hiện tại, có thể tạo ra vaccine bằng những phương pháp truyền thống, nhưng tới nay chúng chưa có tác dụng hiệu quả trên những động vật được thí nghiệm.

Có một số cách khác để tạo ra vaccine. Một trong số đó là nuôi virus và tiêu diệt chúng. Đây là cách tạo ra vaccine chống bại liệt, và việc này khá đơn giản bởi vì virus bại liệt không có lớp màng bao bọc bên ngoài.

Tuy nhiên, virus corona lại có lớp màng. Vậy nên khi nuôi và tiêu diệt virus bại liệt, chúng ta có thể thu được vaccine ổn định, nhưng khó có thể áp dụng phương pháp này với virus corona.

Một cách nữa là tạo ra một protein tinh chế từ virus, sau đó thêm tá dược để hoàn thiện vaccine. Những phương pháp điều chế vaccine phức tạp khác cũng đang được áp dụng trên toàn thế giới.

Tính tới nay, chưa ai thành công trong việc tạo ra vaccine bảo vệ được động vật khỏi virus corona. Cũng chưa có cơ sở nào thử nghiệm vaccine virus corona trên người thành công.

Khoảng 1/3 những người bị cúm đều do virus corona gây ra. Do đó có thể thấy virus loại này hoạt động rất hiệu quả. Thông thường chúng không có tỉ lệ tử vong cao và hầu hết chỉ gây ra triệu chứng nhẹ.

Virus không phải thế lực siêu nhiên: Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy? - Ảnh 2.

Nhóm nhạc nam vừa debut đã đe doạ cả BTS: MV đạt hơn 120 triệu lượt xem chỉ sau 20 phút phát hành, đánh chiếm hàng lọt top trend trên Twitter

Một nhóm nhạc nam mới rất được trông chờ vừa có màn debut cho riêng mình và người hâm mộ dự đoán rằng họ sẽ "gây bão" trên toàn cầu. Đó chính là  BTS , một nhóm 7 thành viên có nhiều giấc mơ lớn và theo phong cách hiphop swag với "No More Dream" vào ngày 1/4/2020.

Người hâm mộ toàn cầu đang kỉ niệm ngày ra mắt của nhóm với loạt hashtag dẫn đầu Twitter thế giới như "NoMoreDreamIsHere", "NoMoreDreamOutNow", "DebutWithBTS", và "2013TilForeverWithBTS". Ngay khi ra mắt, MV này đã phá vỡ nhiều kỉ lục khác nhau của Kpop.

Nhóm nhạc nam vừa debut đã đe doạ cả BTS: MV đạt hơn 120 triệu lượt xem chỉ sau 20 phút phát hành, đánh chiếm hàng lọt top trend trên Twitter - Ảnh 1.

Loạt hashtag mừng BTS debut 1/4/2020...

Nhóm nhạc nam vừa debut đã đe doạ cả BTS: MV đạt hơn 120 triệu lượt xem chỉ sau 20 phút phát hành, đánh chiếm hàng lọt top trend trên Twitter - Ảnh 2.

... Được dân mạng trend đồng loạt và...

Nhóm nhạc nam vừa debut đã đe doạ cả BTS: MV đạt hơn 120 triệu lượt xem chỉ sau 20 phút phát hành, đánh chiếm hàng lọt top trend trên Twitter - Ảnh 3.

... MV "No More Dream" vừa ra mắt đã phá kỉ lục 127 triệu lượt xem trên YouTube trong chưa đầy 20 phút phát hành.

Nếu bạn vẫn chưa biết chuyện gì xảy ra thì xin chúc mừng đã "ăn cú lừa" trong ngày Cá tháng Tư nhé. Một cú lừa cũng xin là Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog chỉ có thể đến từ fandom toàn cầu.

Năm nay,  ARMY  đã quay ngược dòng thời gian đến thời điểm họ vẫn chưa là một ARMY - đó là khi BTS có thời gian ra mắt thật sự vào ngày 13/6/2013. Đây giống như một cách thức mới để ARMY "nhắc nhở" và quảng bá BTS đến với khán giả toàn cầu. Ai dễ bị lừa thì bị lừa còn ai không thích bị lừa thì... cứ bị lừa thôi. 

Cả năm mới có một ngày mà, vui xíu.

MV "No More Dream" – BTS

Nguồn tham khảo: KB

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Nghìn người dùng chung một toilet giữa Covid-19

Tình cảnh của anh rất thê thảm. Căn lán nhỏ lụp xụp ở khu ổ chuột Valmiki không có nước sinh hoạt hay toilet, gia đình thì sắp cạn kiệt thức ăn. Mahender không thể đi làm và không có thu nhập. Anh đang cố gắng tuân thủ lệnh phong toả 21 ngày của Thủ tướng Narenda Modi nhằm kiềm chế sự lây lan của nCoV. Quốc gia 1,3 tỷ dân hiện ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm, 27 ca tử vong.

"Cách biệt cộng đồng không chỉ là với người bệnh, mà còn là mọi người với Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nhau, trong đó có các bạn và thậm chí gia đình các bạn", ông Modi nói trong bài phát biểu tuần trước.

Điều đó phù hợp với tầng lớp trung và thượng lưu của Ấn Độ, những người có thể tránh dịch trong những căn hộ, đi dạo trong những khoảnh vườn của họ, thưởng thức các món từ những chiếc tủ trữ đầy đồ ăn và thậm chí làm việc ở nhà với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, sự hỗn loạn xảy ra khắp Ấn Độ những ngày gần đây cho thấy rằng với 74 triệu người, tương đương 1/6 dân số, đang sống bấp bênh trong những khu ổ chuột, cách biệt cộng đồng là điều không thể.

"Lối đi quá hẹp đến mức khi đi qua nhau, chúng tôi không thể không chạm vào vai người kia", Mahender nói. "Tất cả chúng tôi dùng chung một toilet ngoài trời và có 20 gia đình sống ngay gần căn nhà nhỏ của tôi. Chúng tôi thực sự đang sống cùng nhau. Nếu một người ngã bệnh, tất cả cũng sẽ ngã bệnh theo".

Người dân ở một khu ổ chuột Mumbai, hầu hết không có khẩu trang, cho hay họ sẽ chết đói vì không thể đi làm, chứ không phải chết vì nCoV. Ảnh: AFP

Người dân ở một khu ổ chuột Mumbai, hầu hết không có khẩu trang, cho hay họ sẽ chết đói vì không thể đi làm, chứ không phải chết vì nCoV. Ảnh: AFP

Ít nhất một người ở một khu ổ chuột Mumbai đã dương tính với nCoV. Lo lắng về dịch bệnh, hàng nghìn lao động nhập cư đã rời khỏi những khu ổ chuột về vùng nông thôn bằng xe buýt, thậm chí đi bộ, làm dấy lên lo ngại họ sẽ đưa virus về quê nhà.

Trong một bài phát biểu hôm qua, nhận thức được tình cảnh hỗn loạn do lệnh phong toả gây ra với người nghèo, ông Modi đã cầu xin tha thứ . Tuy nhiên, ông cũng mong mọi người hãy thông cảm bởi không còn lựa chọn nào khác.

Nước là một trong những lý do lớn nhất khiến người nghèo Ấn Độ rời khỏi nhà mỗi ngày. Sia, một thợ xây nhập cư ở Gurugram, gần New Delhi, thức dậy lúc 5h sáng và chống lại lời kêu gọi của thủ tướng ở yên trong nhà. Lý do là cô cần phải đi bộ 100 mét đến một bể nước phục vụ cho khu ổ chuột gồm 70 thợ xây nhập cư.

Sia không phải là người duy nhất. Hầu hết phụ nữ ở đây đều tắm giặt cùng nhau hàng sáng và đi lấy nước dùng cho cả ngày. Không có vòi hoa sen hay phòng tắm trong nhà, bể chung này là nguồn nước duy nhất của họ.

Uỷ ban Vệ sinh của chính phủ Ấn Độ, cơ quan được thành lập năm 2014 nhằm cải thiện hạ tầng và dẹp bỏ các nhà tiêu ngoài trời, tuyên bố 100% hộ gia đình đã được tiếp cận toilet. Tuy nhiên, Puneet Srivastava, quản lý chính sách tại tổ chức phi chính phủ Hỗ trợ Nước sạch Ấn Độ, cho hay trọng tâm của uỷ ban trên chỉ là xây dựng toilet trong các hộ gia đình và chưa bao hàm một lượng lớn khu ổ chuột.

Ví dụ, tại khu Dharavi ở Mumbai, chỉ có một toilet trên 1.440 dân cư và 78% toilet cộng đồng ở các khu ổ chuột của Mumbai thiếu bể nước, theo khảo sát năm 2019 của Tập đoàn Quản lý Đô thị Mumbai.

Hôm qua, Bộ trưởng Nhà ở và Các vấn đề Đô thị Ấn Độ cho hay trên toàn Ấn Độ đều có toilet và mọi người có thể dùng chung. Tuy nhiên, Sania Ashraf, một nhà dịch tễ học, cho rằng trong bối cảnh đại dịch, việc dùng chung toilet có thể gây nguy cơ nhiễm bệnh nếu không vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, hệ thống thông gió kém cũng góp phần làm lây lan virus. Điều này đặc biệt gây lo ngại khi có bằng chứng cho thấy bệnh nhân phát tán virus thông qua phân, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm trong các toilet chung và những nơi vẫn dùng nhà tiêu ngoài trời.

Lý do tiếp theo khiến những người sống trong các khu ổ chuột không thể tự cách ly đơn giản là họ cần phải đi làm . Thu nhập của các lao động nhập cư thường chỉ đủ ăn, khoảng gần 140 đến 450 rupee/ngày (1,8 - 6 USD), theo Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngày nào không đi làm thì họ không có thu nhập. Điều này không chỉ xảy ra sau lệnh phong toả mà đã bắt đầu trong khoảng 20 ngày qua.

"Các chuỗi cung ứng hàng hoá đóng cửa. Nhân công mất việc làm. Họ không có tiền mua nhu yếu phẩm. Và không giống như người giàu, họ không đủ tiền để tích trữ đồ. Họ chỉ mua đồ đủ dùng trong ngày nhưng bây giờ các siêu thị đều hết hàng", nhà kinh tế học Arun Kumar cho hay.

Người lao động rời thành phố, đi bộ về quê dọc một đường cao tốc Ấn Độ. Ảnh: AFP

Người lao động rời thành phố, đi bộ về quê dọc một đường cao tốc Ấn Độ. Ảnh: AFP

Sonia Manikraj, một giáo viên 21 tuổi sống ở khu ổ chuột Dharavi cho hay cô phải ra ngoài để mua thực phẩm và vì các tiệm tạp hoá chỉ mở cửa từ 11h đến 15h, đường sá thì khá chật hẹp nên lúc nào cũng đông đúc.

Vì thế, người lao động đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: đi làm và bị nhiễm bệnh, hoặc ở nhà và chết đói. Có những người không có lựa chọn. Ví dụ những công nhân vệ sinh được xem là làm công việc thiết yếu nên được loại trừ khỏi lệnh hạn chế đi lại.

"Họ được yêu cầu đi làm hàng ngày. Một số người thậm chí thu thập rác thải trong bệnh viện, sau đó về nhà và sống trong những khu ổ chuột đông đúc", Milind Ranade, người sáng lập Kachra Vahatuk Shramik Sangh, một tổ chức ở Mumbai về vấn đề lao động, cho hay. "Họ không có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào như găng tay hay khẩu trang, cũng không có chiến dịch nâng cao nhận thức nào để dạy cho họ về những nguy hiểm của việc lây truyền nCoV. Điều gì sẽ xảy ra khi họ mắc bệnh?".

Gói kích thích kinh tế trị giá 22,5 tỷ USD của chính phủ Ấn Độ bao gồm bảo hiểm y tế trị giá 5 triệu rupee/người (66.500 USD) ở tuyến đầu như y bác sĩ, nhân viên y tế, và cả công nhân vệ sinh ở các bệnh viện công. Tuy nhiên, những người sống quanh họ và có nguy cơ lây bệnh từ họ không được tính đến.

Nhà kinh tế học Kumar cho hay việc xét nghiệm nCoV trên diện rộng sẽ mang lại hiệu quả. Đến ngày 29/3, Ấn Độ đã tiến hành gần 35.000 xét nghiệm, tương đương tỷ lệ 19 xét nghiệm trên mỗi triệu dân. Chi phí xét nghiệm tại bệnh viện tư hay phòng thí nghiệm ở Ấn Độ là 4.500 rupee (60 USD), trong khi việc xét nghiệm miễn phí ở các bệnh viện công rất hạn chế.

Mahender là nhân viên vệ sinh của một khu chung cư ở Mumbai, kiếm 5.000 rupee/tháng (66 USD) để nuôi vợ, 3 con và người bố 78 tuổi. Nếu cần chăm sóc y tế, anh không phải là đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm thuộc gói kích thích kinh tế của chính phủ.

"Điện thoại của tôi reo liên hồi và cư dân trong toà nhà mà tôi dọn vệ sinh đang gọi tôi quay lại làm việc", anh kể. "Nhưng tôi không có khẩu trang hay găng tay, thậm chí không có xà bông để rửa tay trước khi ăn. Tôi biết nếu hôm nay không đi làm, họ sẽ thuê người khác".

Cuối tuần qua, hàng chục nghìn người trong số 45 triệu lao động nhập cư Ấn Độ bắt đầu những chuyến đi dài xuôi ngược về các làng quê. Do hệ thống đường sắt Ấn Độ đang tạm thời dừng hoạt động, nhiều người không có lựa chọn nào khác là đi bộ hàng trăm km về nhà. Họ có rất ít lý do để ở lại. Hầu hết đã mất việc làm ở thành phố do lệnh phong toả và các khu ổ chuột có nguy cơ lây lan virus.

Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Bền vững tuần trước cảnh báo tỷ lệ mắc Covid-19 trên toàn cầu là 2-3%, nhưng tại các khu ổ chuột Ấn Độ, tỷ lệ có thể cao hơn 20% do điều kiện sinh sống đông đúc.

Hàng nghìn lao động nhập cư chờ lên xe buýt về quê sau lệnh phong toả ở ngoại ô New Delhi hôm 28/3. Ảnh: AFP

Hàng nghìn lao động nhập cư chờ lên xe buýt về quê sau lệnh phong toả ở ngoại ô New Delhi hôm 28/3. Ảnh: AFP

Hôm 28/3, chính quyền các bang Uttar Pradesh, Bihar và Haryana đã bố trí hàng trăm xe buýt chở người dân về quê, gây ra cảnh tượng hỗn loạn khi hàng nghìn người đổ đến các bến, tìm cách chen chân lên xe buýt.

Tuy nhiên, hôm qua, Thủ tướng Modi đã yêu cầu tất cả các bang phong toả biên giới để ngăn chặn lây lan virus về vùng nông thôn. Giới chức đang nỗ lực truy tìm hàng triệu lao động nhập cư đã quay về những ngôi làng nhỏ khắp cả nước để yêu cầu họ cách ly trong 14 ngày.

Sia, người sống ở công trường xây dựng tại Gurugram, không bắt được xe. Cô không có nhiều lựa chọn để thoát khỏi khu ổ chuột giữa dịch bệnh.

"Từ khi mất việc, tôi đã không có thu nhập 20 ngày rồi. Tôi được trả 5 USD/ngày, chút tiền đủ để tôi nuôi sống gia đình", Sia nói. "Khi mọi thứ đóng cửa, tôi tin chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài sống trong nghèo đói và sự bẩn thỉu ở thành phố này".

Anh Ngọc (Theo CNN )

Chính phủ sẽ công bố dịch trên toàn quốc

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đây là thời điểm có tính chất quyết định cục diện cuộc chiến chống Covid-19, do vậy chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng phải tập trung cao độ cho việc này.

Ngành y tế phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội và cơ quan chức năng "tranh thủ từng phút, từng giờ, rà soát khoanh vùng những trường hợp nguy cơ lây nhiễm ở ổ dịch bệnh viện Bạch Mai và công ty cung cấp dịch vụ".

Chính phủ chưa tính đến phong tỏa Hà Nội hay TP HCM như nhiều nước đã làm ở các thành phố lớn, nhưng mọi người dân phải ở trong nhà, không ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết, để hạn chế lây lan dịch bệnh.

"Chúng ta không được chủ quan, không được lơ là vì đã đưa ra nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố, bãi biển vẫn còn nhiều người; một số nơi chưa thực hiện Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nghiêm yêu cầu về số người tụ tập (không tập trung trên 20 người)", Thủ tướng nói và lưu ý, cách biệt xã hội là cần thiết để ngăn chặn hiệu quả việc lây lan ra cộng đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ, chiều 30/3. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ, chiều 30/3. Ảnh: VGP

Ông yêu cầu cơ quan chức năng cơ bản dừng vận chuyển công cộng, hạn chế tối đa phương tiện cá nhân. Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc tách riêng khu cách ly cũ và mới để tránh lây nhiễm chéo giữa người cũ và người mới vào cơ sở tập trung.

Lãnh đạo Chính phủ nhất trí cho phép bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận điều trị bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong vì không được cấp cứu. Tuy nhiên, bệnh viện phải tổ chức khám chữa bệnh chặt chẽ trên cơ sở bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và bệnh nhân.

Với các bệnh viện trong toàn hệ thống, Bộ Y tế nên có quy định phù hợp để tránh trường hợp một cá nhân nhiễm nCoV đi khám mà ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) đang điều trị 46 bệnh nhân Covid-19, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) thăm khám bệnh nhân nhiễm nCoV, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành

Về an sinh xã hội cho người dân, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ bàn vấn đề này vào ngày 1/4, trước hết là có chính sách cụ thể đối với người thu nhập quá thấp, trên tinh thần ngân sách Trung ương và địa phương cố gắng hỗ trợ.

Lúc này, các đơn vị liên quan phải bảo đảm nguồn cung hàng hóa, lương thực thiết yếu, bảo đảm giá cả phù hợp, chất lượng, không để người dân quá khó khăn.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng được giao chỉ đạo vấn đề hợp tác sản xuất máy thở.

Thủ tướng cũng nhất trí với đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh nCoV.

Trước đó ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) tại Việt Nam. Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. Tuy nhiên, lúc này cả nước chỉ có 6 người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa. Lần này Thủ tướng đồng ý công bố dịch trên toàn quốc.

Tính đến 18h chiều 30/3, Việt Nam ghi nhận 203 ca bệnh, trong đó 55 người đã khỏi bệnh, số còn lại đang được điều trị tại cơ sở y tế, đa số sức khỏe ổn định.

Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Luật này quy định một cấp độ cao hơn là ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.